Romance de Amour
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Romance de Amour
Lớp mình có ai có thói quen nghe nhạc romantic, tức là lãng mạn, trước khi đi ngủ không nhỉ? Hay là có ai có thói quen đọc truyện mà nước mắt dàn dụa không? Hy thử thưởng thức bản nhạc Romance de Amour này xem. Và hãy nói từ đáy lòng tất cả những gì bạn cảm nhận về nó nhé!! http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=UfvNpuTsst
Re: Romance de Amour
Còn với bản nhạc rất trữ tình: A time for us này thì sao nhỉ? Nghe thật cảm động phải không?
Re: Romance de Amour
À quên chưa link, xin lỗi nha. http://ketnoibanbe.org/forum/showthread.php?t=7584
Re: Romance de Amour
Chúng ta thử đọc bài này xem có ai rơi "nệ" không?
Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn...
Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn...
Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạn nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.
Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.
Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.
Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.
Chàng trai bật khóc.
Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có.
Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.
Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.
Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.
Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.
Chàng trai bật khóc.
Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có.
Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.
Re: Romance de Amour
Các bạn, cho Sag hỏi một câu: Chúng ta yêu dzì lí dzo dzì? Nếu không trả lời được hãy đọc câu chuyện này để có lời giải đáp!!
Một cô gái hỏi bạn trai của mình :
-Tại sao anh yêu em?
-Sao em lại hỏi như thế, sao anh tìm được lí do chứ! - chàng trai trả lời
-Không có lí do gì tức là anh không yêu em
-Em không thể suy diễn như thế được
-Nhưng bạn trai của bạn em luôn cho cô ấy biết lí do anh ta yêu cô ấy
-Thôi được, anh yêu em vì em xinh đẹp, giỏi giang, nhanh nhẹn. Anh yêu em vì nụ cười của em, vì
em lạc quan. Anh yêu em vì em luôn quan tâm đến người khác
Cô gái cảm thấy rất hài lòng
Vài tuần sau cô gặp phải một tai nạn khủng khiếp, nhưng rất may cơ vẫn còn sống. Bỗng nhiên cô trở nên cáu kỉnh vì cô thấy mình vô dụng . Vài ngày sau khi bình phục cô nhận được lá thư từ bạn trai của mình
"Chào em yêu
Anh yêu em vì em xinh đẹp . Thế thì với vết sẹo trên măt em bây giờ anh không thể yêu em được nữa
Anh yêu em vì em giỏi giang nhưng bây giờ có làm được gì đâu . Vậy thì anh không thể yêu em
Anh yêu em vì em nhanh nhẹn nhưng thực tế là em đang ngồi trên xe lăn . Đây không phải lí do giúp anh có thể yêu em
Anh yêu em vì nụ cười của em. Bây giờ anh không thể yêu em nữa vì em lúc nào cũng nhăn nhó, than vãn
Anh yêu em vì em quan tâm đến người khác nhưng bây giờ mọi người lại phải quan tâm đến em quá nhiều. Anh không nên yêu em nữa
Đấy em chẳng có gì khiến anh phải yêu em vậy mà anh vẫn yêu em . Em có cần lí do nào nữa không em yêu
Cô gái bật khóc và chắc chắn cô không cần một lí do nào nữa . Còn các bạn có bao giờ hởi những người thân của mình vì sao họ yêu bạn không? Tình yêu đôi khi không nhất thiết phải cần lí do đâu bạn ạ
Một cô gái hỏi bạn trai của mình :
-Tại sao anh yêu em?
-Sao em lại hỏi như thế, sao anh tìm được lí do chứ! - chàng trai trả lời
-Không có lí do gì tức là anh không yêu em
-Em không thể suy diễn như thế được
-Nhưng bạn trai của bạn em luôn cho cô ấy biết lí do anh ta yêu cô ấy
-Thôi được, anh yêu em vì em xinh đẹp, giỏi giang, nhanh nhẹn. Anh yêu em vì nụ cười của em, vì
em lạc quan. Anh yêu em vì em luôn quan tâm đến người khác
Cô gái cảm thấy rất hài lòng
Vài tuần sau cô gặp phải một tai nạn khủng khiếp, nhưng rất may cơ vẫn còn sống. Bỗng nhiên cô trở nên cáu kỉnh vì cô thấy mình vô dụng . Vài ngày sau khi bình phục cô nhận được lá thư từ bạn trai của mình
"Chào em yêu
Anh yêu em vì em xinh đẹp . Thế thì với vết sẹo trên măt em bây giờ anh không thể yêu em được nữa
Anh yêu em vì em giỏi giang nhưng bây giờ có làm được gì đâu . Vậy thì anh không thể yêu em
Anh yêu em vì em nhanh nhẹn nhưng thực tế là em đang ngồi trên xe lăn . Đây không phải lí do giúp anh có thể yêu em
Anh yêu em vì nụ cười của em. Bây giờ anh không thể yêu em nữa vì em lúc nào cũng nhăn nhó, than vãn
Anh yêu em vì em quan tâm đến người khác nhưng bây giờ mọi người lại phải quan tâm đến em quá nhiều. Anh không nên yêu em nữa
Đấy em chẳng có gì khiến anh phải yêu em vậy mà anh vẫn yêu em . Em có cần lí do nào nữa không em yêu
Cô gái bật khóc và chắc chắn cô không cần một lí do nào nữa . Còn các bạn có bao giờ hởi những người thân của mình vì sao họ yêu bạn không? Tình yêu đôi khi không nhất thiết phải cần lí do đâu bạn ạ
Re: Romance de Amour
Mảnh giấy tình yêu:
Chúng tôi yêu nhau được hai năm. Có lúc vui, lúc buồn , lúc hoà hợp....lúc cãi vã. Có một lần chúng tôi cãi nhau rất lâu. Không ai chịu ngưng và không ai chịu nghĩ là mình sai. Thậm chí tôi còn muốn nói chia tay cho xong chuyện.
Lúc đó anh bảo "bây giờ chúng ta sẽ cố gắng bình tĩnh . Anh và em mỗi người lấy ra một mảnh giấy nhỏ và hãy viết vào đó tất cả những gì khó chịu về nhau mà từ trước đến giờ không nói ra. Rồi chúng ta sẽ đổi cho nhau và xem sau đó chúng ta có thể tiếp tục được không.
Tôi đang rất tức giận nên tôi ngồi viết hết 15 phút . Tôi viết tất cả những gì đáng ghét nhất ở anh ta mà tôi nghĩ là tôi phải chịu đựng suốt thời gian qua. Anh cũng ngồi viết rất lâu. Sau đó chúng tôi đổi giấy cho nhau.
Chưa lúc nào tôi lại xấu hổ như việc mình làm lúc đó.Tôi chỉ muốn giật lại tờ giấy mà mình đã đưa cho anh ấy thôi. Nhưng tôi không thể làm thế được. Khi tôi đọc xong mảnh giấy mà anh đưa cho tôi , tôi đã khóc vì xúc động. Bởi vì trong tờ giấy của anh , anh cũng viết kính nhưng chỉ có duy nhất một câu " anh yêu em"..Và sau lần đó thì chúng tôi không còn giận nhau nữa.
Chúng tôi yêu nhau được hai năm. Có lúc vui, lúc buồn , lúc hoà hợp....lúc cãi vã. Có một lần chúng tôi cãi nhau rất lâu. Không ai chịu ngưng và không ai chịu nghĩ là mình sai. Thậm chí tôi còn muốn nói chia tay cho xong chuyện.
Lúc đó anh bảo "bây giờ chúng ta sẽ cố gắng bình tĩnh . Anh và em mỗi người lấy ra một mảnh giấy nhỏ và hãy viết vào đó tất cả những gì khó chịu về nhau mà từ trước đến giờ không nói ra. Rồi chúng ta sẽ đổi cho nhau và xem sau đó chúng ta có thể tiếp tục được không.
Tôi đang rất tức giận nên tôi ngồi viết hết 15 phút . Tôi viết tất cả những gì đáng ghét nhất ở anh ta mà tôi nghĩ là tôi phải chịu đựng suốt thời gian qua. Anh cũng ngồi viết rất lâu. Sau đó chúng tôi đổi giấy cho nhau.
Chưa lúc nào tôi lại xấu hổ như việc mình làm lúc đó.Tôi chỉ muốn giật lại tờ giấy mà mình đã đưa cho anh ấy thôi. Nhưng tôi không thể làm thế được. Khi tôi đọc xong mảnh giấy mà anh đưa cho tôi , tôi đã khóc vì xúc động. Bởi vì trong tờ giấy của anh , anh cũng viết kính nhưng chỉ có duy nhất một câu " anh yêu em"..Và sau lần đó thì chúng tôi không còn giận nhau nữa.
Re: Romance de Amour
Xúc động quá trời là xúc động
Ko biết mình đã đọc những câu chuyện này lần thứ bao nhiều rồi nhưng lần nào cũng vô cùng nà xúc động
Quả là những câu chuyện tuyệt vời.....
Khách viếng thăm- Admin
-
Tổng số bài gửi : 217
Age : 33
Đến từ : Behind you... be carefull :D
Sở thích : Keep silence & train ...
Nghề nghiệp : Shining in darkness...
Registration date : 02/02/2008
Re: Romance de Amour
Tôi thấy hay nhất là câu chuyện "lý do để yếu" kia...
Làm cho tôi liên tưởng tới... hai câu thơ của Tagore...
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy,
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Đầy tính triết lý, vâng, đầy tính triết lý. Tôi thấy cái này rất giống...
Tôi ước rằng mình được yêu để được hoà mình vào không khí nầy...nhưng tâm hồn tôi quá non nớt để biết tình yêu là gì....NXT hỡi, sao cảm nhận sâu thế, hay là....
Làm cho tôi liên tưởng tới... hai câu thơ của Tagore...
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy,
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Đầy tính triết lý, vâng, đầy tính triết lý. Tôi thấy cái này rất giống...
Tôi ước rằng mình được yêu để được hoà mình vào không khí nầy...nhưng tâm hồn tôi quá non nớt để biết tình yêu là gì....NXT hỡi, sao cảm nhận sâu thế, hay là....
Re: Romance de Amour
Này thì Tiến và Tú hãy đỡ bài Review do Sentry copy lại nè....
Mười tám tuổi, lần đầu tiên, khi bước
chân vào giảng đường đại học, tôi được nghe bản Romance de Amour từ một
người bạn qua tiếng đàn ghita. Sâu lắng. Giản dị. Mộc mạc. Đó là cảm
nhận đầu tiên của tôi.
Mấy tháng sau gặp lại, tiếng đàn đó lại
ngân lên vào một chiều mưa gió. Buồn và điêu luyện hơn, nhưng không còn
cái cảm xúc ngày nào tôi được nghe. Mê hồn và khắc khoải. Vẳng trong
tiếng đàn, tôi nghe lời kể của một câu chuyện tình buồn. Từng giọt đàn
như từng giọt mưa rơi ngoài khung cửa. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không
biết ai đã viết ra ca từ đó. Nhưng mỗi lần nghe Romance de Amour, nghĩ
đến đoản khúc đó, tôi lại nhớ đến ánh mắt thẳm buồn, diệu vợi và liêu
trai của bạn tôi.
Buổi chiều và những cơn mưa lớn đã rơi nhanh trên thành phố.
Em ngồi đây đã bao nhiêu ngày
rồi, một mình trong căn gác nhỏ. Dẫu biết gió mưa ngoài kia rất lạnh và
lá vàng rơi đầy trên con đường mà chúng mình đã đi qua.
Nước mắt em lặng lẽ rơi như những
hạt mưa ngoài song cửa. Và thế là chúng ta đã đi qua một đoạn đời, và
em biết anh sẽ chẳng bao giờ trở lại nơi này, bỏ lại mình em với những
bụi hoa dại ven đường.
Đêm. Đêm một mình, đêm dài như
chưa hề qua. Hàng cây khô sẽ trổ lá đơm hoa khi xuân về. Nhưng em biết,
mắt em sẽ chẳng bao giờ làm thắm lại tình yêu của chúng mình.
Ngày đã lên, đêm đã xuống và giông bảo đã qua. Nơi đây lá vàng phủ kín dấu chân anh.
Nhưng, một ngày em yêu anh.
Một ngày em có anh,
Tình yêu đó, là thiên thu!
CT
Có nhiều người thường hiểu Romance chỉ
là bản tình ca nhưng không hẳn như vậy, tình ca chỉ là một khía cạnh
trong nghệ thuật Romance vô cùng phong phú và đa dạng.
Và nếu các bạn thấy hứng thú và muốn
tìm hiểu để cảm nhận về Romance, bạn hãy đến với bài viết mà chúng tôi
đã sưu tầm được đăng trên Văn hóa Thể thao - 27/7/1999.
“Romance - đôi khi còn mang tên gọi "Ca
khúc nghệ thuật" là một thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho
giọng ca và bè đệm đàn. Thuật ngữ này xuất hiện ở Tây Ban Nha thoạt đầu
mang ý nghĩa "Bài hát thế tục" được sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha để
phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ
Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban
Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại thơ ca trữ tình và một thể
loại âm nhạc dành cho giọng ca. Trong âm nhạc Pháp thế kỷ 18, Romance
đồng nghĩa với "Chanson" - đơn giản là một bài hát không cần bè đệm
đàn. Thời gian sau đó, ngôn từ này được hiểu đồng nghĩa với "giai điệu"
và chỉ đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca
khúc nghệ thuật hàn lâm, nhất thiết phải có phần đệm.
Tính chất âm nhạc của Romance vô cùng
phong phú, xen kẽ cùng với những bản nhạc trữ tình đặc trưng cho thể
loại âm nhạc này là những bản nhạc mang tính chất vui nhộn, chất anh
hùng ca ... ở Romance, các đường giai điệu thường tinh tế, tỷ mỉ hơn ở
các tác phẩm này thường được sáng tác dựa trên thơ ca. Âm nhạc không
chỉ biểu hiện tính chất chung của đoạn thơ hay cấu trúc của khổ thơ mà
còn phải biểu hiện rõ hình ảnh, đường nét phát triển của nhịp điệu, ngữ
điệu. Trong Romance, bè đệm đóng vai trò biểu cảm vô cùng quan trọng
như một nhân tố cấu thành bình đẳng trong hòa tấu thính phòng chứ không
đơn thuần chỉ là bè phụ họa cho giọng ca. Từ đây đã sinh ra một số thể
loại có gốc Romance như Ballade, Elegie, Barcarolla, Romance theo các
nhịp của vũ điệu như Menuete ...
Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ
ca và âm nhạc đã trải qua quá trình phát triển đa dạng và phong phú bắt
đầu từ nửa sau thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ
trường phái Đức - Agrikola, E.Bach và trường phái Pháp - Méhul, Berton,
Dalayrac. Sang thế kỷ 19, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ
thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn, Romance trở thành một trong những
thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời
đại - đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế
nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa
quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không
ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ
trường phái Đức - áo: Schubert, Schuman Bramhs, Wolf, trường phái Pháp:
Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet và trường phái Nga: Glinka,
Tchaikovsky, Rachmaninov.
Cùng với các tác phẩm Romance kinh điển
mẫu mực mang nội dung trữ tình, nửa sau thế kỷ 19 đã xuất hiện các bản
Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách
gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không
tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các
nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật
cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance
liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản
tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky
với Tolstoi. Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các
nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của
Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong
Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng
đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản
Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và
chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt
- những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản
Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại. Tổ khúc thanh nhạc gắn liền
với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu
dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa
đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác.
Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ
đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp.
Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19,
các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi
tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp
giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance
có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy
(năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov).
Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần
gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên
họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca
Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước
đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc
Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt
khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm.
Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như
trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác
phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan
trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác
phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ
20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho
một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể
loại này. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu
diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc
cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ
khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp
xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20
trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich,
Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác.
Trong âm nhạc hàn lâm của nước ta hiện
nay, thể loại Romance - ca khúc nghệ thuật ngày càng thu hút sự chú ý
của nhiều thế hệ nhạc sĩ. Một số ca khúc nghệ thuật có giá trị đã chiếm
các vị trí xứng đáng trong Giải thưởng âm nhạc 1998 vừa qua của Hội
Nhạc sĩ VN. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có nhiều ca
khúc nghệ thuật hay phản ánh đặc sắc đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc.”
Mười tám tuổi, lần đầu tiên, khi bước
chân vào giảng đường đại học, tôi được nghe bản Romance de Amour từ một
người bạn qua tiếng đàn ghita. Sâu lắng. Giản dị. Mộc mạc. Đó là cảm
nhận đầu tiên của tôi.
Mấy tháng sau gặp lại, tiếng đàn đó lại
ngân lên vào một chiều mưa gió. Buồn và điêu luyện hơn, nhưng không còn
cái cảm xúc ngày nào tôi được nghe. Mê hồn và khắc khoải. Vẳng trong
tiếng đàn, tôi nghe lời kể của một câu chuyện tình buồn. Từng giọt đàn
như từng giọt mưa rơi ngoài khung cửa. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không
biết ai đã viết ra ca từ đó. Nhưng mỗi lần nghe Romance de Amour, nghĩ
đến đoản khúc đó, tôi lại nhớ đến ánh mắt thẳm buồn, diệu vợi và liêu
trai của bạn tôi.
Buổi chiều và những cơn mưa lớn đã rơi nhanh trên thành phố.
Em ngồi đây đã bao nhiêu ngày
rồi, một mình trong căn gác nhỏ. Dẫu biết gió mưa ngoài kia rất lạnh và
lá vàng rơi đầy trên con đường mà chúng mình đã đi qua.
Nước mắt em lặng lẽ rơi như những
hạt mưa ngoài song cửa. Và thế là chúng ta đã đi qua một đoạn đời, và
em biết anh sẽ chẳng bao giờ trở lại nơi này, bỏ lại mình em với những
bụi hoa dại ven đường.
Đêm. Đêm một mình, đêm dài như
chưa hề qua. Hàng cây khô sẽ trổ lá đơm hoa khi xuân về. Nhưng em biết,
mắt em sẽ chẳng bao giờ làm thắm lại tình yêu của chúng mình.
Ngày đã lên, đêm đã xuống và giông bảo đã qua. Nơi đây lá vàng phủ kín dấu chân anh.
Nhưng, một ngày em yêu anh.
Một ngày em có anh,
Tình yêu đó, là thiên thu!
CT
Có nhiều người thường hiểu Romance chỉ
là bản tình ca nhưng không hẳn như vậy, tình ca chỉ là một khía cạnh
trong nghệ thuật Romance vô cùng phong phú và đa dạng.
Và nếu các bạn thấy hứng thú và muốn
tìm hiểu để cảm nhận về Romance, bạn hãy đến với bài viết mà chúng tôi
đã sưu tầm được đăng trên Văn hóa Thể thao - 27/7/1999.
“Romance - đôi khi còn mang tên gọi "Ca
khúc nghệ thuật" là một thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho
giọng ca và bè đệm đàn. Thuật ngữ này xuất hiện ở Tây Ban Nha thoạt đầu
mang ý nghĩa "Bài hát thế tục" được sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha để
phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ
Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban
Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại thơ ca trữ tình và một thể
loại âm nhạc dành cho giọng ca. Trong âm nhạc Pháp thế kỷ 18, Romance
đồng nghĩa với "Chanson" - đơn giản là một bài hát không cần bè đệm
đàn. Thời gian sau đó, ngôn từ này được hiểu đồng nghĩa với "giai điệu"
và chỉ đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca
khúc nghệ thuật hàn lâm, nhất thiết phải có phần đệm.
Tính chất âm nhạc của Romance vô cùng
phong phú, xen kẽ cùng với những bản nhạc trữ tình đặc trưng cho thể
loại âm nhạc này là những bản nhạc mang tính chất vui nhộn, chất anh
hùng ca ... ở Romance, các đường giai điệu thường tinh tế, tỷ mỉ hơn ở
các tác phẩm này thường được sáng tác dựa trên thơ ca. Âm nhạc không
chỉ biểu hiện tính chất chung của đoạn thơ hay cấu trúc của khổ thơ mà
còn phải biểu hiện rõ hình ảnh, đường nét phát triển của nhịp điệu, ngữ
điệu. Trong Romance, bè đệm đóng vai trò biểu cảm vô cùng quan trọng
như một nhân tố cấu thành bình đẳng trong hòa tấu thính phòng chứ không
đơn thuần chỉ là bè phụ họa cho giọng ca. Từ đây đã sinh ra một số thể
loại có gốc Romance như Ballade, Elegie, Barcarolla, Romance theo các
nhịp của vũ điệu như Menuete ...
Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ
ca và âm nhạc đã trải qua quá trình phát triển đa dạng và phong phú bắt
đầu từ nửa sau thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ
trường phái Đức - Agrikola, E.Bach và trường phái Pháp - Méhul, Berton,
Dalayrac. Sang thế kỷ 19, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ
thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn, Romance trở thành một trong những
thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời
đại - đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế
nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa
quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không
ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ
trường phái Đức - áo: Schubert, Schuman Bramhs, Wolf, trường phái Pháp:
Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet và trường phái Nga: Glinka,
Tchaikovsky, Rachmaninov.
Cùng với các tác phẩm Romance kinh điển
mẫu mực mang nội dung trữ tình, nửa sau thế kỷ 19 đã xuất hiện các bản
Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách
gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không
tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các
nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật
cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance
liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản
tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky
với Tolstoi. Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các
nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của
Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong
Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng
đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản
Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và
chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt
- những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản
Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại. Tổ khúc thanh nhạc gắn liền
với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu
dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa
đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác.
Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ
đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp.
Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19,
các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi
tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp
giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance
có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy
(năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov).
Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần
gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên
họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca
Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước
đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc
Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt
khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm.
Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như
trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác
phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan
trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác
phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ
20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho
một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể
loại này. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu
diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc
cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ
khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp
xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20
trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich,
Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác.
Trong âm nhạc hàn lâm của nước ta hiện
nay, thể loại Romance - ca khúc nghệ thuật ngày càng thu hút sự chú ý
của nhiều thế hệ nhạc sĩ. Một số ca khúc nghệ thuật có giá trị đã chiếm
các vị trí xứng đáng trong Giải thưởng âm nhạc 1998 vừa qua của Hội
Nhạc sĩ VN. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có nhiều ca
khúc nghệ thuật hay phản ánh đặc sắc đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc.”
Re: Romance de Amour
. Bít là bài viết rất chất lượng, nhưng mà đọc xong thì buồnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn.... Ngẫm ra thì thấy cũng chả sai, mỗi người 1 cảnh, mong các bạn cư xử đúng với đối phương,đừng vì mình mà làm đối phương phải " ... bận lòng thêm nữa- Hồn em fải gợn bóng u hoài......."
Dark Magician- Spammer
-
Tổng số bài gửi : 37
Age : 33
Registration date : 15/04/2008
Re: Romance de Amour
Sặc sặc sặc sặc.......
Thật là uỷ mị và yếu đuối.....
Thật là uỷ mị và yếu đuối.....
Khách viếng thăm- Admin
-
Tổng số bài gửi : 217
Age : 33
Đến từ : Behind you... be carefull :D
Sở thích : Keep silence & train ...
Nghề nghiệp : Shining in darkness...
Registration date : 02/02/2008
Re: Romance de Amour
Không hiểu sao bác Sen dạo này có vẻ triết lí về "tình iu" lại sấu sắc và cảm động thế nhỉ?
Re: Romance de Amour
hehehehehehe, copy cả mà!!!
Mà đây có triết lý vốn sâu sắc lắm rồi, nhưng tung ra là có dụng ý với một số anh...
cần tôi nói câu này ko...
"CHIẾN DỊCH RUỒI BU"
Mà đây có triết lý vốn sâu sắc lắm rồi, nhưng tung ra là có dụng ý với một số anh...
cần tôi nói câu này ko...
"CHIẾN DỊCH RUỒI BU"
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết